Chùa Thiên Mụ nằm đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, tp Huế.

Chuyện xưa kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ Thuận Hóa, ông đã đích thân ông đi xem xét để mở mang cơ nghiệp và xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.

Trong một rong đuổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông nhìn thấy ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biết có tên gọi là Hà Khê.Vị chúa Nguyễn đầu tiên Đàng Trong – Nguyễn Hoàng cho xậy dựng ngôi chùa Thiên Mụ vào năm Tân Sửu 1601 nhìn ra sông Hương cách tp Huế khoảng 5km.

Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa.

Năm 1710, ông cho đúc quả Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg).

Đại Hồng Chung

Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá thanh cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.

bia đá trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch

Công trình kiến trúc chính của chùa Thiên Mụ là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng

Tháp Phước Duyên được xây dựng 1844 hình bát giác cao 7 tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng.

tháp phước duyên
Tháp Phước Duyên

Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714. 

điện đại hùng
Điện Đại Hùng

 Vấn đề kiêng cữ nên từ năm Nhâm Tuất (1862) tới năm Kỷ Tỵ (1869) dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”). 2 tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay.

Qua 8 lần tu sửa lớn nhỏ các năm: 1665, 1714, 1815, 1831, 1844, 1899, 1907, 1957, ngoài những công trình kiến trúc cổ như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng còn có điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng.

Chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.

Trong khuôn viên của chùa Thiên Mụ có cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Bênh cạnh, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

xe ô tô thích quảng đức

Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Ông sinh ngày 16-2-1905 ở Triệu Phong,Quảng Trị. Sau năm 1975, ông trở về trụ trì chùa Linh Mụ, ngày 23.4.1992 Đại lão Hoà thượng đã viên tịch tại chùa Thiên Mụ, thọ 88 tuổi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

tháp mộ thích đôn hậu
Tháp mộ Thích Đôn Hậu

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây