1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

1.1. Tên dự án: Tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Gia Long (phần còn lại);

1.2. Địa điểm xây dựng: Xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.3. Loại, cấp công trình: Công trình di tích, cấp III.

1.4. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

1.5. Chủ đầu tư: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

1.6. Cơ quan quản lý dự án: Ban QLDA Di tích Cố đô Huế

1.7. Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty TNHH kiến trúc Hoàng Đạo

1.8. Nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng: Liên danh Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế – Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Bảo tồn Di tích – Viện Bảo tồn Di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) – Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Miền Trung.

1.9. Đơn vị thi công: Liên danh Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế – Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Bảo tồn Di tích – Viện Bảo tồn Di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) – Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Miền Trung.

1.10. Đơn vị giám sát: Ban Tư vấn Bảo tồn Di tích Huế

2. GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH

2.1. Vị trí: Xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Khái quát tổng thể công trình:

Lăng Gia Long nằm ở ven sông tả Trạch, xưa thuộc địa phận hai làng Định Môn và Kim Ngọc nay thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà cách trung tâm thành phố Huế khoảng 16km về phía Nam.

Tên chữ là Thiên Thọ Lăng (天授陵), lấy theo tên của ngọn núi lớn nhất của quần sơn nơi tọa lạc của 7 khu lăng tẩm của vua Gia Long, 2 vị hoàng hậu và 4 thành viên khác thuộc hoàng gia Nguyễn. Ngày nay, Thiên Thọ Lăng thường được gọi là Lăng Gia Long tương ứng với tên của vị vua được an táng tại đây.

Di tích Lăng Gia Long là một quần thể lăng mộ của nhiều người trong hàng quyến thuộc của nhà vua, với trọng địa là khu lăng mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Quá trình xây dựng lăng diễn ra trong 6 năm (1814-1820), về sau phát triển thành một khu lăng mộ rộng lớn với chu vi đến 11.234,40m (tài liệu của L. Cadière), gồm những lăng sau: Lăng Quang Hưng, Lăng Trường Phong, Lăng Thoại Thánh, Lăng Hoàng Cô, Lăng Thiên Thọ, Lăng Thiên Thọ Hữu.

Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn. Tất cả đều được quy hoạch trong khu vực quan phòng rộng hơn 28 km2, tạo thành một cảnh quan hùng tráng chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bờ Tả Trạch – một hợp lưu của Hương Giang. Lăng Gia Long là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan.

2.3. Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật và giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình:

2.3.1. Điện Minh Thành (thuộc lăng Thiên Thọ):

– Hạ giải toàn phần, tu bổ gia cố toàn bộ hệ khung gỗ điện Minh Thành (Cột, kèo, xuyên, trến,…) thay thế các cấu kiện bị mục nát không đảm bảo kết cấu, thay thế hệ mái (ván dong, đòn tay, rui, trần) không đảm bảo chất lượng kết cấu. Tu bổ, gia cố, bảo tồn tối đa phần khung, đố bản, liên ba, ô hộc, vách ván theo chất liệu và kỹ thuật truyền thống. Các cấu kiện hệ khung gỗ được phục hồi bằng gỗ nhóm 2 (gỗ kiền kiền).

– Nối các cấu kiện như cột, kèo, xuyên, trến,.. theo phương pháp truyền thống.

– Xây, gia cố phục hồi, trám vá các vết nứt của tường bao bằng phương pháp neo vữa.

– Phục hồi hoàn chỉnh hệ thống cửa công trình.

– Lát toàn bộ nền bằng gạch Bát Tràng 300x300x60 tráng men xen kẻ vàng xanh.

– Chống mối thụ động nền công trình điện Minh Thành.

– Tu bổ phục hồi phần sơn son thếp vàng khu vực chính điện và tiền điện, sơn quang mái hạ chính điện, chống mối gỗ cho công trình.

– Phục hồi mái lợp ngói ống Hoàng Lưu Ly.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây