Hai từ du lịch không chỉ gói gọn trong việc đi tham quan từ thắng cảnh này đến thắng cảnh khác mà còn là sự chiêm nghiệm, trãi nghiệm văn hóa, đặc trưng bản sắc của vùng đất đó.
Đến với Huế, du khách có thể đi đến những địa điểm du lịch nổi tiếng mà ai ai cũng biết đến.
Tuy nhiên, đến Huế để trải nghiệm tất cả văn hóa, truyền thống, con người, bản sắc Huế thì sau đây, bài viết này sẽ bước đầu giới thiệu cho các bạn một lĩnh vực vô cùng thú vị ở nơi đây đó chính là các làng nghề truyền thống Huế.
1. Nghề làm nón lá Huế
Nhắc tới con người Huế, những cô gái Huế, không thể không nhắc đến chiến nón lá trắng tinh, dịu dàng e ấp bên tà áo dài tím. Nghề làm nón lá ra đời cách đây cũng đã từ rất lâu rồi, có lẽ là từ thời của những vị vua.
Tính đến nay Huế được cho là một trong những nơi sản xuất nón lá lớn nhất của cả nước.
Du khách đến đây có thể tham quan các làng nghề nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa. Đây không chỉ là một sản phẩm đơn thuần mà còn là cả một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi người nghệ nhân phải thật khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì.
2. Làng nghề đúc đồng
Nghề đúc đồng là nghề truyền thống lâu đời của người Việt nói chung và người Huế nói riêng, đúc đông chính là 1 trong những làng nghề nổi tiếng ở Huế. Một địa điểm cho du khách có thể tìm hiểu về nghề đặc biệt này đó là phường Đúc.
Khi Kinh thành Phú Xuân bị đánh chiếm thì các Công tượng đúc đồng cũng bị tan rã. Tuy nhiên, rất may nhờ những lò đúc của các anh em nhà họ Nguyễn mà làng nghề độc đáo này được lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Làng đúc đồng nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế
3. Làng nghề gốm Phước Tích
Làng gốm Phước Tích thuộc Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các sản phẩm truyền thống độc đáo của Phước Tích như: lu, chum, ghè, thạp, thống, om, bùng binh, tu huýt.
Làng nghề này cũng đã xuất hiện từ rất lâu đời, hiện Phước Tích còn gọi là làng cổ, đến đây du khách không chỉ tìm hiểu làng ghề nơi đây mà còn được tham quan những ngôi nhà cổ và các di tích để lại.
4. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên
Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề làm hoa giấy này là một làng nghề nổi tiếng ở Huế, cũng được mệnh danh là làng nghề truyền thống Huế. Cứ dịp Tết đến xuân về làng Thanh Tiên lại nhộn nhịp, tất bật, rộn rã tiếng cười với nghề làm hoa giấy, nổi bật với nhiều màu sắc từ hoa.
Sản phẩm thường được trang trí ở bàn hay những nơi thờ tự trong nhà. Trang trí hoa giấy tạo nên nét ấm cúng, trang nghiêm, không những vậy nó còn mang lại nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc
5. Nghề đan lát Bao La
Từ thời chúa Nguyễn thêm một phường Bao La mới lại phát sinh, nay là thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm ven bờ Nam phá Tam Giang. Do cùng nguồn gốc, nên cả hai nơi đều có nghề đan lát sản phẩm tre. Nổi tiếng nhất chính là thôn đan lát Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chính vì vậy mà dân gian có câu: Thúng mủng Bao La. Cho đến nay, làng nghề nơi đây không chỉ làm thúng mủng, rổ, rá, chõng tre mà còn cả các vật dụng mang tính mỹ thuật khác dùng để trang trí là chính.
6. Làng nghề tranh làng Sình
Phú Mậu, Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế ngoài nỗi tiếng bởi vật làng Sình còn có nghề truyền thống đó là tranh làng Sình. Trang lành sinh chủ yếu vẽ về con người là một người phụ nữ với xiêm áo rặc rỡ màu sắc, dùng trong thờ cúng, đồ vật, súc vật. Tranh này không như những tranh khác, không sùng bút hay màu để vẽ mà các nghệ nhân dùng khuôn vẽ, với một bức tranh hoàn thiện sẽ cần rất nhiều khuôn màu in lên giấy.
Với 6 làng nghề mà chúng tôi giới thiệu đến du khách chỉ mới là phần giới thiệu tổng quan. Để trải nghiệm được rõ nét cũng như tìm hiểu rõ hơn về những làng nghề này, du khách có thể tự mình tham quan, khám phá và trải nghiệm thực tế nhé.
Theo: huesmiletravel.com.vn/blog